ĐƯỜNG BÊ TÔNG NHỰA LÀ GÌ? PHÂN LOẠI ĐƯỜNG BÊ TÔNG NHỰA

Đường bê tông nhựa là một khái niệm không hề xa lạ với những người làm trong lĩnh vực xây dựng đường bộ, thi công hạ tầng. Nhưng với nhiều người thì đây vẫn còn là một “cụm từ” khá xa lạ. Vì vậy, nội dung dưới đây sẽ giải đáp cho các bạn về khái niệm này.

duong-be-tong-nhua-la-gi-uu-diem-nhuoc-diem

Đường bê tông nhựa là gì? Ưu nhược điểm của đường bê tông nhựa

Đường bê tông nhựa là gì?

Đường bê tông nhựa là một loại đường giao thông được làm từ hỗn hợp bê tông nhựa nóng có cấu tạo gồm: đá, bột khoáng, cát và nhựa đường theo tiêu chuẩn trộn nhất định trong nhà máy. Hỗn hợp này thường được sử dụng để làm kết cấu mặt đường mềm. Đây là một loại vật liệu vô cùng quan trọng và phổ biến trong đường bộ, thường được sử dụng làm mặt đường trong các dự án sân bay, bãi đỗ xe, nhà xưởng hoặc một số đường xá đô thị như đường cao tốc.

Đường bê tông nhựa còn có tên gọi khác là bê tông nhựa nóng, bê tông nhựa Asphalt hay đường nhựa, hoặc được viết tắt là BTNN.

Công trình thi công đường bê tông nhựa là dự án quy mô lớn và có vai trò quan trọng với sự phát triển kinh tế tại khu vực nên rất được chú trọng và cân nhắc kỹ lưỡng trong các giai đoạn thi công. Quá trình sàng lọc, chế tạo, thi công bê tông nhựa phải được thực hiện theo quy chuẩn nhất định và có sự giám sát chặt chẽ từ chuyên gia.

Lưu ý: quá trình sản xuất hỗn hợp vật liệu bê tông nhựa nóng chỉ được phép tiến hành trong trạm trộn, còn tại hiện trường thi công chỉ thực hiện các công đoạn san lấp mặt bằng, lu lèn bề mặt đường nhựa.

Ưu điểm và nhược điểm của đường bê tông nhựa

Ưu điểm đường bê tông nhựa  Nhược điểm đường bê tông nhựa
  • Kết cấu bền chắc, có mặt bằng phẳng và độ cứng cao.
  • Khả năng chịu nén, chịu lực, chịu tải trọng tốt.
  • Có khả năng uốn dẻo tốt, dễ dàng linh động khi thi công trên nhiều địa hình.
  • Ít bị hao mòn và sinh bụi → ít phải sửa chữa, tiết kiệm ngân sách/chi phí cho chủ đầu tư.
  • Thuận tiện cho việc tu sửa mặt đường trong trường hợp bị nứt, lồi lõm do các tác động vật lý và tự nhiên.
  • Màu sắc tự nhiên, tính thẩm mỹ tốt
  • Thời gian sử dụng lâu dài.
  • Chi phí thi công thấp hơn so với các loại đường khác
  • Do mặt đường có màu sẫm nên các phương tiện giao thông khó xác định phương hướng về đêm.
  • Khi mặt đường ẩm ướt, hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường bị giảm, dễ gây ra trơn trượt.
  • Dưới tác động của thời gian và các yếu tố từ khí hậu, độ ma sát của mặt đường bị giảm.

Tuy đường bê tông nhựa nóng còn có một số nhược điểm nhưng hiện nay, đường bê tông nhựa đã được các đơn vị thi công nghiên cứu khắc phục bằng cách bổ sung thêm cốt sợi các loại, bê tông nhựa SMA, Epoxy,… đảm bảo an toàn cho các phương tiện giao thông khi lưu thông trên đường phố.

Đặc tính kỹ thuật của Bê tông nhựa

1. Đặc tính chống thấm nước

Nhựa đường là vật liệu chống thấm nước có cấu trúc nhẹ, không tan trong nước. Nó còn có độ dẻo cao, độ bền bám dính và khả năng liên kết với vật liệu khoáng nên không thấm nước. Điều này giúp tạo lớp bảo vệ cho nền móng, làm giảm thiểu tình trạng sụt lún, hay ảnh hưởng từ thời tiết làm giảm độ cứng của lớp móng đến mặt đường.

2. Độ dẻo

Khi có ngoại lực tác dụng vào mặt đường bê tông nhựa, thì sẽ xảy ra tình trạng biến dạng mà không bị gãy, khi loại bỏ ngoại lực, nhựa đường vẫn giữ nguyên trạng thái sau khi biến dạng.

3. Phản ứng với nhiệt độ

Đặc tính và tính chất của đường bê tông nhựa sẽ thay đổi khi nhiệt độ thay đổi. Ở nhiệt độ nền đường cao, đường nhựa có khả năng nóng chảy và thay đổi tính chất, độ bền của mặt đường.

Nếu quá trình thi công thảm bê tông nhựa nóng được thực hiện vào trời lạnh, nhiệt độ dưới 5 độ C thì rất dễ làm giảm nhiệt độ lý tưởng của hỗn hợp nhựa nóng. Khi thi công sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng mặt đường nhựa.

4. Tính ổn định

Tính linh hoạt là khả năng của mặt đường nhựa có thể điều chỉnh theo độ lún và chuyển động dần dần của lớp nền mà không bị nứt. Vì hầu như tất cả các lớp nền đều lún (dưới tải trọng) hoặc lồi lên (do giãn nở của đất), tính linh hoạt là đặc tính mong muốn đối với tất cả các mặt đường nhựa. Hỗn hợp cấp phối có hàm lượng chất kết dính cao thường linh hoạt hơn hỗn hợp cấp phối có hàm lượng chất kết dính thấp, cấp phối đậm đặc.

5. Khả năng chống trượt

Khả năng chống trượt là khả năng của bề mặt nhựa đường giảm thiểu hiện tượng trơn trượt của lốp xe, đặc biệt khi bị ướt. Bề mặt mặt đường bằng phẳng và độ nhám cao sẽ có khả năng chống trượt lớn hơn bề mặt nhẵn. Theo thời gian, dưới tác động của lưu lượng giao thông lớn, bề mặt đường cũng trở nên nhẵn mịn hơn, nên khả năng chống trơn trượt cũng bị giảm đi đáng kể, do đó cần có kế hoạch bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo chất lượng cho đường bê tông nhựa.

Có bao nhiêu loại đường bê tông nhựa hiện nay?

Hiện nay đường bê tông nhựa được chia thành nhiều loại, dựa trên các tiêu chí khác nhau, cụ thể như sau:

1. Phân loại theo nhiệt độ

Nếu tính theo nhiệt độ thì chúng ta sẽ có 2 loại bê tông nhựa là:

  • Bê tông nhựa nóng: Là loại bê tông được tạo thành từ các cốt liệu như đá dăm, bột khoáng,… theo một tỷ lệ nhất được và được sấy nóng, trộn đều với nhau. Sau đó trộn với nhựa đường qua một tỷ lệ xác định qua thiết kế cấp phối. 
  • Trong quá trình chế tạo bê tông nhựa nóng cần quan trọng giữ cho nhiệt độ hỗn hợp ở mức 140 – 1700C . Nhiệt độ lý tưởng để thi công nhựa đường nóng phải luôn đảm bảo trên 1100C.
  • Bê tông nhựa ấm: Là hỗn hợp bê tông nhựa được sản xuất và thi công ở điều kiện nhiệt độ trung bình. Được áp dụng loại nhựa đặc 200/300 hoặc 150/200, lỏng và tốc độ đông đặc trung bình trở lên. Yêu cầu về quy chuẩn nhiệt độ của trạm trộn loại BTN ấm khoảng từ 100 – 130 độ C, và nhiệt độ tối thiểu khi thi công từ 60 độ C. Cường độ mặt đường sau khi thi công đạt sau khoảng 15 0 20 ngày.
  • Bê tông nhựa nguội: Là loại bê tông được trộn ở nhiệt độ thường, được tạo ra bằng cách trộn các cốt liệu như bột khoáng, đá, cát,… với chất kết dính lỏng như nhựa đường, nhũ tương nhựa đường. Để sử dụng loại bê tông này, đường thi công cần thông xe từ 4 – 6 tháng trước khi trải bê tông nhựa nguội lên mặt đường. Khác với nhựa nóng thì bê tông nhựa nguội không yêu cầu cao về nhiệt độ khi thi công và không sử dụng chất kết dính trong suốt giai đoạn thi công.

2. Phân loại theo kích cỡ hạt nhựa nóng

Phân loại theo cỡ hạt danh định cốt liệu thường được chia thành 4 loại được dùng phổ biến nhất là:

BTN nóng hạt thô: Bê tông nhựa hạt thô là gì? Là hỗn hợp BTN có kích thước hạt là lớn nhất từ 37.5mm cho đến 50mm

BTN nóng hạt trung: Là hỗn hợp vật liệu có kích thước cấp độ hạt từ 37.5mm cho đến 12.5mm

BTN nóng hạt mịn: Bê tông nhựa hạt mịn là gì? Là hỗn hợp vật liệu BTN mà kích thước cấp độ hạt từ 12.5mm đến 4.75mm

BTN nóng cát mịn: Là hỗn hợp vật liệu BTN có kích thước cấp độ hạt nhỏ dưới 4.75mm

3. Phân loại theo phương pháp sản xuất

  • BTNN thường: là hỗn hợp vật liệu Bê tông nhựa được làm từ đá dăm, cát và bột khoáng sấy khô trộn đều với nhau theo tỷ lệ tiêu chuẩn. Sau đó được trộn cùng nhựa đường với tỷ lệ thiết kế phù hợp trong điều kiện nhiệt độ cao. Loại BTN này được dùng làm thảm mặt đường cho các công trình giao thông.
  • Bê tông nhựa nóng Polyme: Là sản phẩm đã được cải tiến và được bổ xung thêm vật liệu nhựa đường Polymer. Loại này được thiết kế theo tiêu chuẩn 22 TCN 256-06. Với chất lượng và tính năng cao hơn so với BTNN thông thường. BTNN Polyme được ứng dụng trong những hạng mục kỹ thuật có yêu cầu cao.

4. Phân loại theo độ rỗng dư

Độ rỗng còn dư của Hạt nhựa cũng sẽ ảnh hưởng một phần đến tính chất và công dụng của lớp mặt đường nhựa, vì vậy mà từ yếu tố này, BTN được chia thành 3 loại:

Tính chất và đặc điểm của bê tông nhựa cũng sẽ bị ảnh hưởng một phần bởi độ rỗng còn dư. Vì thế mà dựa vào yếu tố này, người ta chia bê tông nhựa thành 3 loại sau đây:

  • Bê tông nhựa chặt: Là loại bê tông nhựa có độ rỗng dư từ 3-6% thể tích, thành phần bao gồm bột khoáng.
  • Bê tông nhựa rỗng: Là loại BTN có độ rỗng còn dư từ 6 – 10% thể tích, được sử dụng làm lớp mặt dưới để trải đường 2 lớp.
  • Bê tông nhựa thoát nước: Là loại BTN có độ rỗng dư từ 20-25% thể tích, được sử dụng để trải các mặt đường có yêu cầu cao về độ thoát nước.

5. Phân loại theo chất lượng bê tông nhựa

  • Bê tông nhựa loại 1: Chất lượng tốt.
  • Bê tông nhựa loại 2: Chất lượng kém hơn loại 1.

6. Phân loại đường bê tông nhựa theo tính chất

  • Bê tông nhựa thường.
  • Bê tông nhựa thoát nước.
  • Bê tông nhựa màu, có độ nhám cao.

Ngoài các cách phân loại trên, chúng ta cũng có thể phân đường bê tông nhựa thành các loại theo độ rỗng và hàm lượng đá dăm. Tùy vào mục đích sử dụng và ngân sách dự trù mà đơn vị thi công sẽ lựa chọn sử dụng sản phẩm phù hợp với dự án trải thảm bê tông nhựa nóng.

Kết luận:

Trên đây là những thông tin cơ bản về đường bê tông nhựa. Nếu bạn có nhu cầu tìm đơn vị trải thảm bê tông nhựa uy tín, chuyên nghiệp với giá thành tốt, hãy liên hệ ngay đến Công ty TNHH ™ DV Đại Thanh chúng tôi qua hotline:

——————————————————————–

CÔNG TY TNHH XD TM DV ĐẠI THANH

Địa chỉ: 54 Nguyễn Ngọc Nhựt, P.Tân Quý, Q.Tân phú, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0935 680 567 – 0944 680 678  (Zalo)

Email: xaydung.daithanh86@gmail.com

Website:  xaydungdaithanh.com.vn

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *