CÁC LOẠI NỀN MÓNG NHÀ TRONG THI CÔNG

Nền móng có chức năng nhận toàn bộ tải trọng của công trình. Để có một công trình được đánh giá là bền vững thì ngoài các yếu tố về môi trường và sức khỏe con người, yếu tố tuổi thọ của công trình được quyết định rất nhiều bởi chất lượng nền đất và nền móng. Trong các hạng mục xây dựng thì móng nhà là yếu tố được xem trọng hàng đầu, móng của mỗi công trình luôn phải được đề cao tính bền chắc, quyết định đến chất lượng công trình.

nen-mong-trong-thi-cong-1
Trong các hạng mục xây dựng thì nền móng là yếu tố được xem trọng hàng đầu

Các loại nền móng chính trong thi công

Có 5 loại nền móng được dùng phổ biến hiện nay, bao gồm: Móng tự nhiên, móng đơn, móng băng, móng bè

Nền móng tự nhiên

Móng tự nhiên là loại móng được hình thành sẵn trong tự nhiên không cần tác động bất cứ 1 việc gì và tải trọng của loại móng này rất yếu, chỉ phù hợp với thiết kế nhà không phải chịu nhiều tải trọng. 

Nền móng đơn

Nền móng đơn là các cột trụ riêng hay các cột riêng tạo thành một cụm cột, có tác dụng nâng đỡ, chịu lực rất tốt. Nền móng đơn là loại móng có giá tiền rẻ nhất, tác dụng chịu lực phụ thuộc vào thành phần cấu tạo và mác bê tông. Loại móng đơn có sức chịu tỉ trọng yếu hơn so với các loại móng khác nên thường được dùng để đỡ 1 cột hoặc 1 cụm cột đứng cùng nhau. Các loại chân cột nhà, cột điện hay mố trụ cầu hay được xây dựng trên móng đơn. 

Nền móng đơn phù hợp với những công trình tải trọng không quá lớn, có thể là loại móng cứng hoặc mềm phụ thuộc vào hạng mục công trình. Thiết kế móng đơn đa dạng, có thể là tròn, vuông, chữ nhật…tuỳ thuộc vào kiến trúc sư và vai trò chịu lực.

nen-mong-trong-thi-cong-2
Mặt cắt thiết kế móng đơn

Nền móng băng

Nền móng băng được thiết kế theo dải hài hay giao nhau chạy theo chân tường hoặc có sự giao cắt theo hình chữ thập, đối với móng băng việc chịu tải trọng sẽ được chia đều ra do đó mà móng kiên cố hơn. Loại móng này được dùng phổ biến trong các công trình dân dụng và nhà trệt bởi giá thành phải chăng và có độ lún đồng đều, vừa phải.

Đối với việc thi công xây dựng thì sử dụng nền móng băng sẽ dễ dàng hơn nền móng đơn rất nhiều.

Nền móng băng được thi công bằng phương pháp đào móng quanh khu vực công trình hoặc sử dụng cách đào móng song song. Loại móng sử dụng gồm móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp.

nen-mong-trong-thi-cong-3
Thiết kế nền móng băng

Nền móng bè

Nền móng bè được trải rộng dưới toàn bộ công trình, dưới mặt nền đất nên giúp giảm áp lực và phân bố đồng đều tải trọng của công trình lên nền đất, tránh hiện tượng lún không đồng đều. Đây là 1 loại móng được dùng chủ yếu ở nơi có nền đất yếu, mềm và chịu lực kém, khắc phục công trình cùng 2 biện pháp đầm chặt và bổ sung cát.

nen-mong-trong-thi-cong-4
Thiết kế nền móng bè

Nền móng cọc

Nền móng cọc là loại móng bao gồm có cả đài cọc và cọc, tải trọng của công trình sẽ được truyền xuống lớp đất đá cứng nhất nhờ hệ thống cọc. Nền móng cọc rất kiên cố, thi công nhanh gọn và giá thành hợp lý nên rất được ưa chuộng các công trình khác nhau.

nen-mong-trong-thi-cong-5
Thiết kế nền móng cọc

Quy trình xây nền móng nhà bao gồm các công việc cơ bản theo thứ tự sau

  • Đào hố móng.
  • Sàn lấp phẳng mặt hố móng.
  • Kiểm tra cao độ lót móng.
  • Đổ bê tông lót và cắt đầu cọc.
  • Ghép cốp pha móng.
  • Đổ bê tông móng.
  • Tháo cốp pha móng.
  • Kiểm tra, bảo dưỡng bê tông móng sau khi đổ.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nền móng

Để dễ dàng lựa chọn loại nền móng nhà phù hợp, các chủ đầu tư cần quan tâm đến một số yếu tố sau:

Tải trọng công trình lên nền móng

Tải trọng công trình bao gồm: trọng lượng của công trình, khối lượng đồ nội thất và tải trọng khác. Trong đó, quan trọng nhất chính là tải trọng của công trình (số tầng, vật liệu xây dựng), kết cấu bê tông cốt thép sẽ có tác động lớn hơn nhà xây gạch hoặc kết cấu thép lắp ghép.

Nền đất xây công trình

Mỗi loại đất có đặc tính khác nhau nên trong quá trình khảo sát địa chấn, cần tiến hành tìm hiểu đặc điểm lớp đất nền, chiều dài đất và loại đất. Đặc biệt là khả năng chịu tải nền đất theo độ sâu. 

Kết cấu móng của các công trình lân cận

Các công trình lân cận là kênh tham khảo hữu ích cho loại móng nhà đầu tư cần. Nếu các công trình được xây dựng trong một khu vực có điều kiện địa chất giống nhau, kiểu dáng và kết cấu cũng không có nhiều khác biệt thì bạn hoàn toàn có thể tham khảo giải pháp thi công nền móng cho dự án của mình.

Chi phí

Thông thường, diện tích xây dựng nền móng nhà sẽ chiếm từ 50 – 70% diện tích xây dựng sàn tầng 1, nếu công trình có tầng hầm thì diện tích móng sẽ tính bằng 200% diện tích xây dựng, đơn giá xây dựng phần thô có thể giao động trong khoảng từ 3-5 triệu đồng/m2. Vì vậy, nhà đầu tư nên cân nhắc lựa chọn để đầu tư phù hợp.

nen-mong-trong-thi-cong-6
Móng nền giữ tải trọng của cả công trình nên nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn

Trên đây đã là tổng hợp những thông tin hữu ích về các loại nền móng. Đại Thanh là đơn vị hoạt động trong ngành xây dựng – kiến trúc – quy hoạch. Với đội ngũ kinh nghiệm và tâm huyết, Đại Thanh sẽ thường xuyên cập nhật những kiến thức bổ ích dành đến bạn đọc và luôn hỗ trợ thêm thông tin nếu khách hàng có bất cứ thắc mắc nào. Xin chân thành cảm ơn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *